Ghi chú Hưng Hiếu vương

  1. Thượng hoàng nói: Khánh Dư đi đánh Nam Nhung, từ Nghệ An đi bộ mấy ngày, đến sông Nam Nhung mới đục gỗ làm thuyền. Đó là giữ thuyền trong đất của giặc, chứ không phải là giữ thuyền ở Nghệ An. Người giữ thuyền lần này thì khác thế. Vả lại, có thưởng tất phải có phạt, thưởng phạt thường phải có cả. Nếu người giữ thuyền muốn nhờ ở chiến thắng để lấy thưởng, giả sử người đi đánh bị chết thì người giữ thuyền cũng chịu chết chăng? Hưng Hiếu trả lời: Nếu không có người giữ thuyền, trong quân mà nghe tin giặc lấy mất thuyền thì quân sĩ liệu có giữ vững được không? Thượng hoàng nói: Nếu vậy thì trước hết phả thưởng cho những người trong triều mới phải, vì nếu Kinh sư không yên thì quân sĩ có thể đi đánh giặc được không? Hưng Hiếu không trả lời được.[4]
  2. Trong chiến dịch này, gia đồng của Hưng Hiếu là Phạm Ngải có lập chiến công, Thượng hoàng nói: Gia nô tuy có chút công lao nhưng không được dự vào quan tước triều đình. Xuống chiếu cấp cho Ngải 5 phần suất ruộng.[5]
  3. Trước kia Hưng Hiếu Vương coi Hóa Châu, Chế Mỗ nói với Tước Tề (là gia nhi của Minh Tông đi lại với Chế Mỗ) rằng: Chuyện cổ của Chiêm Thành kể rằng ngày xưa có ông vua nuôi một con khỉ lớn, rất yêu quý nó, muốn cho nó biết nói. Ông ta tìm khắp trong nước, bảo người nào biết nuôi dạy được khỉ nói thì thưởng một lạng vàng. Có một người nói là sẽ dạy đưọc. Vua mừng lắm, sai hắn nuôi khỉ. Người ấy nói: Hàng tháng dùng thuốc phí tổn đến trăm lạng vàng, sau ba năm mới có kết quả. Vua nghe theo. Ý hắn nghĩ rằng quốc vương với mình cùng con khỉ, trong khoảng ba năm nhất định có một kẻ chết, hãy cứ lấy vàng của vua đã, mà chẳng cần phải có kết quả. Chế Mỗ theo về chúa thượng, nhưng thực là Hưng Hiếu chủ trương việc ấy. Trải bao năm tháng mà vẫn chưa nghe được ngày về nước. Sự thể của tôi cũng giống chuyện đó.[7]
  4. Có khả năng do chữ 蔚 có hai phiên âm Uất và Úy. Phiên âm Úy phát âm gần giống với chữ Uy (威).